Hệ thống công trình phụ như nhà vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của bất cứ gia đình nào. Hay các đơn vị, tổ chức nào có con người hoạt động. Tuy nhiên, đi cùng với nó thì đây cũng là khu vực dễ phát sinh nhiều vấn đề rắc rối nhất. Và điều đó mang đến không ít những phiền toái cho con người trong khi sử dụng. Điển hình như tình trạng thấm dột nhà vệ sinh. Không chỉ khiến khu vực WC kém đẹp mà còn kèm theo những rủi ro về chất lượng công trình. Hay vấn đề an toàn trong sử dụng. Chính vì thế, một phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để toàn diện là vô cùng cần thiết. Cụ thể đâu là những cách chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả nhất? Hãy cùng Sửa chữa An Phát khám phá ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhà vệ sinh đang bị thấm
Nhà vệ sinh bị thấm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tuổi thọ công trình mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ các thành viên gia đình. Phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giúp bạn đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Những dấu hiệu nhà vệ sinh đang thấm dột đó là:
Tường nhà, trần nhà có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước ra ngoài, xuất hiện vết mốc gây mất thẩm mỹ.
Gạch bị xỉn màu, xuống cấp, vỡ, khiến nước dễ dàng chảy qua.
Nhà vệ sinh xuất hiện mùi hôi dù không bị mốc, trong trường hợp này có thể là bồn cầu cũng bị rò rỉ.
Một số thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..
Thực tế, những dấu hiệu này rất dễ nhận thấy. Chúng ta cần phát hiện sớm để đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Hậu quả khi sàn nhà vệ sinh bị thấm
Khi nắm được nguyên nhân chính xác gây ra thấm dột nhà vệ sinh, bạn cần đưa ra phương án giải quyết kịp thời và phù hợp. Nếu không sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:
Khiến cho công trình vệ sinh mau xuống cấp.
Tình trạng rêu mốc kéo dài gây mất thẩm mỹ và tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Thi công chống thấm sàn vệ sinh từ đầu sẽ giúp gia chủ tiết kiệm chi phí sửa chữa và đem tới sự bền bỉ và tính thẩm mỹ cao cho công trình.
Một số vị trí dễ thấm dột nhất trong nhà vệ sinh đó là phần chân tường tiếp giáp giữa tường đứng và sàn nhà; Phần nứt sàn bê tông trên mặt sàn; Phần cổ ống xuyên sàn.
Các phương pháp xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả nhất
Hiện nay, theo kinh nghiệm của một đơn vị thi công chống thấm sàn toilet thấm nước nhiều năm. Sửa Chữa An Phát đánh giá cao 2 phương pháp xử lý có thể áp dụng để giải quyết tình trạng này. Bao gồm:
Cách 1: Xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để bằng màng chống thấm
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm chia ra làm 2 giải pháp.
Thứ nhất: Dùng màng tự dính
Thứ hai: Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Đây là 2 loại vật liệu chống thấm tốt nhất cho hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối. Chính vì thế, với các công trình luôn đối mặt với nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà vệ sinh. Thì đây là lựa chọn thường được cân nhắc đầu tiên.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng chống thấm:
+ Hiệu quả ngăn nước triệt để toàn diện
+ Tuổi thọ cao, lâu năm
+ Thi công nhanh chóng trong thời gian ngắn
Sau đây là quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Nguyên lý chống thấm: Nguyên lý của phương pháp này đó là làm sạch bề mặt, quét lớp lót Primer gốc bitum và khò để nhựa bitum lỏng thấm đều vào bề mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Sau đó trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng.
Các bước cụ thể trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm
Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay bám dầu mỡ, …
Các chỗ lồi lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng vữa pha trộn phụ gia
- Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm
- Bước 3: Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn
- Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn, đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
- Bước 5: Tại những chỗ cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.
- Bước 6: Tại các chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20 cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.
- Bước 7: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong thì tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.
Cách 2: Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika
Bên cạnh các loại màng chống thấm được sử dụng. Thì hóa chất chống thấm như Flintkote, sika,… cũng là lựa chọn phù hợp cho hoạt động xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để.
Là vật liệu chống thấm dạng lỏng. Các loại hóa chất chống thấm có khả năng thẩm thấu khá tốt và tạo tinh thể liên kết vững chắc cho công trình.
So với hoạt động chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm. Thì giải pháp này được đánh giá là dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó, nó còn được công nhận bởi nhiều ưu điểm như:
+ Hiệu quả xử lý tối ưu, bền vững
+ Lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu cùng công trình
+ Độ bền cao
Tóm lại, trên đây là các cách chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp hữu ích tới quý bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm cho sàn nhà vệ sinh của mình hoặc bất cứ công trình nào, hãy để Sửa chữa An Phát giúp bạn một tay nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng nhiệt tình và có chất lượng nhất:
Địa chỉ: 39/15 Hoàng Bật Đạt P15 Quận Tân Bình HCM
Điện thoại: 0963 851 878 - 0862202039
Email: antruongphat2016@gmail.com
Website: suachuaanphat.com