Vì thời tiết ở Việt Nam đặc biệt là TPHCM rất hay có mưa, khi mưa lớn trần nhà có hiện tượng thấm dột, ẩm ướt, nấm mốc, gây khó chịu và nguy hiểm cho các thành viên trong nhà. Nhưng bạn đang băn khoăn lo lắng không biết các cách chống thấm trần nhà bê tông như thế nào cho hiệu quả hoặc muốn tìm đơn vị chống thấm trần uy tín? Và vì sao cần chống thấm trần nhà bê tông? Câu trả lời chi tiết và chính xác nhất sẽ có ở ngay bài viết dưới đây, hãy cùng Sửa chữa An Phát đi vào khám phá chi tiết nhé!
Trần bê tông có hiểu đơn giản là phần mái của một tầng nhà được làm từ hỗn hợp xi măng cát, đá, bên trong là cốt thép để tăng khả năng chịu lực. Kiểu trần nhà bê tông ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia với nhiều công trình khác nhau.
Với những công trình lâu năm thì sau một thời gian sử dụng, trần nhà trở nên xuống cấp, hư hỏng là điều khó có thể tránh khỏi nhưng thường trần nhà bị thấm nước do một số nguyên nhân khách quan sau đây:
– Trong thời gian xây dựng, chủ thầu quên công đoạn chống thấm bề mặt hoặc chủ quan trong công việc này
– Sử dụng những loại vật liệu kém chất lượng hoặc định mức không đúng kĩ thuật khiến cho kết cấu giảm suất, sàn nhà dễ rạn nứt chân chim
– Sự chênh lệch của nắng mưa đột ngột cũng có thể khiến cho trần nhà bị thấm dột bởi tình trạng này còn gọi là “Sốc nhiệt bê tông”
– Nứt trần nhà là do kết cấu sụt lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt tiêu chuẩn, mác bê tông kém chất lượng
– Hệ thống thoát nước sân thượng kém, nước có thể đọng lại sau những cơn mưa lớn
– Đổ nối sàn bê tông mới và củ, vị trí thấm có thể tại khe tiếp giáp bề mặt bê tông mới cũ
Đây là loại vật liệu không còn xa lạ với nhiều người chúng ta. Nhựa đường là chất lỏng, chất bám rắn có độ nhớt cao. Mặt trong của nó phần lớn là dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum.
Đây là biện pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Màng chống thấm tự dính có dạng tấm dán, được phủ bên trên một lớp màng HDPE mỏng. Đây là một lớp nhựa có khả năng chịu nhiệt độ cao. Do đó người ta thường dùng HDPE trong các ống dẫn, ống cấp thoát nước để không gây rò rỉ, không bị bị hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như muối, axit, kiềm,…. Mặt còn lại của tấm dính sẽ là lớp màng bảo vệ silicon.
Phương pháp này còn được gọi là màng chống thấm khò nhiệt. Loại màng này khá dẻo, có thành phần giàu bitum, hợp chất polymers APP chọn lọc; khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại, UV tốt, chống thấm cao.
Sử dụng màng chống thấm khò nhiệt đảm abor an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường. Với tính ứng dụng cao, bạn có thể dùng để chống thấm trần nhà, khe tường tiếp giáp; chống thấm hồ nước, bể chứa nước.
- Trước khi sử dụng các phương pháp chống thống trần nhà đã được nên ở trên. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này, sau đó chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất. Nó giúp bạn giảm thiểu thời gian, công suất cũng như chi phí.
- Tùy theo mức độ trần nhà bạn bị thấm nhiều, thấm ít hoặc là thấm nghiêm trọng mà chọn mình phương pháp phù hợp.
- Trước khi thực hiện quy trình chống thấm bạn nên vệ sinh trần nhà sạch sẽ và loại bỏ lớp sơn trước đó.
Tóm lại, trên đây là các cách chống thấm trần nhà bê tông. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp hữu ích tới quý bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm cho trần nhà của mình hoặc bất cứ công trình nào, hãy để Sửa chữa An Phát giúp bạn một tay nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng nhiệt tình và có chất lượng nhất:
Địa chỉ: 39/15 Hoàng Bật Đạt P15 Quận Tân Bình HCM
Điện thoại: 0963 851 878 - 0862202039
Email: antruongphat2016@gmail.com
Website: suachuaanphat.com